Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi giai đoạn cuối có những triệu chứng gì? Làm sao để chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối tốt nhất? Có lưu ý gì khi chăm sóc người bệnh? Mời bạn cùng antican.vn đi tìm câu trả lời nhé.

Các giai đoạn phát triển bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn chính. Mức độ bệnh ung thư phổi nặng dần theo từng giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư phổi hình thành và phát triển ở một bên lá phổi. Là giai đoạn sớm nên chúng có kích thước rất nhỏ và chưa lây lan ra các khu vực rộng.
  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn và lan ra các vị trí xung quanh làm kích thước khối u phổi to dần.
  • Giai đoạn 3 (Di căn): Các tế bào ung thư có kích thước lớn bắt đầu di căn sang các vị trí khác như: màng phổi, thành ngực, hạch bạch huyết…
  • Giai đoạn 4: Các tế bào di căn sâu vào các bộ phận trong cơ thể như: não, xương, thực quản, thanh quản.

Khối u ung thư phổi (hình ảnh minh họa)

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của ung thư phổi và cũng là cấp độ cực kì nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người bất kì lúc nào. Ở giai đoạn này, việc điều trị vô cùng khó khăn do các tế bào ung thư đã lan ra toàn cơ thể không thể kiểm soát được.

Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, ung thư phổi phát triển nhanh và di căn vào não bộ, xương, đường hô hấp. Ở mỗi bộ phận di căn, chúng gây những cơn đau đớn kéo dài cho người bệnh và biểu hiện ra bên ngoài với các triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối di căn lên não

Não bộ là một trong những nơi ung thư phổi dễ ” hỏi thăm” nhất khi nó đủ lớn mạnh và di căn. Ở giai đoạn cuối, ung thư phổi có thể phá hủy não bộ bằng cách chèn ép vào các dây thần kinh, giết chết các nơ-ron thần kinh khiến người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

Phần đầu to bất thường, khi sờ sẽ thấy có những mô nhỏ nhô lên.

  • Khối u chèn vào các dây thần kinh: khiến bệnh nhân có thể bị liệt nửa người.
  • Đầu óc đau dữa dội: Các cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng và chúng “không báo trước”. Tần suất các cơn đau dày hơn và diễn ra trong thời gian dài hơn.
  • Nhận thức chậm hoặc không nhận thức được hành vi: Khả năng ghi nhận, phản xạ vấn đề giảm sút nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, không nhận thức được hành vi đang làm. Trong một số trường hợp quá nặng có thể bị động kinh, tâm thần.
  • Sức khỏe suy yếu nghiêm trọng: sự tác động vào não bộ và các dây thần kinh gây ra một loạt rối loạn chức năng ở người bệnh như: mất ngủ, suy nhược cơ thể, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiền đình, mắt mờ khó nhìn, không nhìn được xa, cơ thể bị giảm cân nhanh chóng…

Bệnh ung thư phổi di căn lên não, xương và các khớp (ảnh minh họa)

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối di căn sang xương

  • Tế bào ung thư di căn vào cột sống, chèn vào các dây thần kinh làm cột sống bị đau nhức.
  • Người bệnh có cảm giác đau nhức trong xương, các cơn đau xuất hiện ngày càng dày đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ trầm trọng.
  • Cấu trúc xương giòn, xốp và trở nên dễ gãy.
  • Bệnh nhân đau đớn, không ăn được, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái, cân nặng sụt giảm nhanh.
  • Có thể bị lẫn.
  • Có thể xảy ra tình trạng sốt, viêm nhiễm trùng.

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối di căn đến đường hô hấp

  • Ung thư phổi giai đoạn cuối ở đường hô hấp có các biểu hiện:
  • Khó thở, giọng khàn đặc.
  • Khó nói, cảm giác bị hết hơi (do tế bào ung thư đã lây lan đến vùng thanh quản).
  • Người bệnh ho ra máu kéo dài, tình trạng ho ngày càng trầm trọng theo thời gian.
  • Các cơn đau kéo dài liên tục không dứt.
  • Vùng ngực bị đau tức (do các khối u phát triển làm nghẽn đường thở).
  • Luôn có cảm giác buồn nôn.
  • Người bệnh thở nhanh, thở gấp, nhưng hơi thở lại ngắt quãng không đều (do tế bào ung thư đã lây lan đến thực quản).
  • Người bệnh bị tràn dịch màng phổi, thậm chí có thể bị xẹp phổi.

Khó thở, mất hơi là một trong những triệu chứng ung thư phổi di căn lên đường hô hấp

Triệu chứng toàn thân

Các biểu hiện toàn thân có thể xảy ra như:

  • Bị viêm, nhiễm hoặc hoại tử các bộ phận bên trong cơ thể do khối u di căn và phát triển nhanh về số lượng.
  • Các cơn đau xảy ra và tần suất tăng dần theo thời gian. Người bệnh bị đau ở các vùng ngực, lưng, vai, cánh tay, chân…
  • Người bệnh có thể bị sưng cổ, phù mặt.
  • Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể bị trầm cảm, stress do tâm lý, suy nghĩ nhiều.
  • Bị giảm cân nhanh do nhiều yếu tố tác động như: không ăn được, chán ăn, sợ ăn, bỏ ăn…

Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Tâm lý người bệnh ung thư phổi phải chịu ảnh hưởng tiêu cực nặng nề. Vì vậy việc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối là điều rất quan trọng giúp động viên tinh thần và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối nên tham khảo:

Chăm sóc giúp làm giảm các cơn đau toàn thân

Các cơn đau đớn do di căn tế bào ung thư là điều không thể tránh khỏi ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Nó xuất hiện với mức độ nặng dần khiến người bệnh đau đớn, sức khỏe giảm sút, kiệt quệ. Vì vậy, người nhà nên chủ động hỏi thăm bác sĩ về các loại thuốc có thể uống giúp làm giảm cơn đau cho người bệnh. Ngoài ra, có thể tìm hiểu và áp dụng một số phương pháp giảm đau như:

  • Điều trị bằng vật lý trị liệu
  • Châm cứu, bấm huyệt
  • Các loại thuốc giảm đau dạng tiêm hoặc dạng uống tùy vào mức độ cơn đau.

Thuốc giảm đau là một trong những cách giúp người bệnh giảm cơn đau đớn

Chăm sóc về tinh thần

Tinh thần là thứ cốt yếu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như tình trạng bệnh người bệnh ung thư phổi. Để chăm sóc về tinh thần cho bệnh nhân, người nhà hãy ở bên cạnh động viên,  trò chuyện hoặc lắng nghe tâm sự, tránh làm người bệnh bị tâm lý bất ổn, suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến bệnh tình.

Chăm sóc làm giảm bớt chứng tức ngực, ho, viêm phổi, khó thở

Người nhà có thể giúp bệnh nhân thực hiện các việc nhằm giảm bớt triệu chứng bệnh như:

  • Giúp người bệnh kê cao gối nằm. Thường xuyên thay đổi tư thế giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn, tránh bị ho sặc.
  • Vỗ nhẹ lồng ngực đồng thời kết hợp dẫn lưu tư thế giúp bệnh nhân dễ thở và tránh nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Uống thuốc long đờm (theo đơn của bác sĩ) làm giảm các đờm trắng vướng bên trong cổ họng.
  • Cho người bệnh thở oxy hoặc các thiết bị thở nếu cần thiết (tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị).
  • Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước hàng ngày.
  • Hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu để tăng cường giãn nở cơ hoành, giúp bệnh nhân có thể thở dễ dàng hơn và giảm bớt đau thắt ngực.

Chăm sóc dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bổ sung dưỡng chất tăng cường sức khỏe để cơ thể chống chọi lại với bệnh tật. Bên cạnh đó một số loại thực phẩm có lợi còn giúp làm giảm tốc độ phân bào và xâm lấn của các tế bào ung thư. Chăm sóc dinh dưỡng tốt cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cần đảm bảo một chế độ ăn uống giàu đạm, protein, vitamin và khoáng chất cho người bệnh.

Người nhà nên:

  • Tăng cường protein cho người bệnh bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa, cá, tôm, cua… nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Chọn các loại rau xanh và chất xơ như: rau cải xanh, cải lá, rau bina, cà chua, trái cây màu tía giàu flavonoids và trà xanh… giúp tăng cường chất xơ cho cơ thể và làm chậm tốc độ phát triển của bệnh.
  • Chọn các loại hoa quả tươi, giàu dưỡng chất như: kiwi, nho, cam, xoài, đu đủ, chuối, nhãn, thanh long… cho người bệnh.
  • Cho người bệnh dùng các loại sữa tươi không đường, sữa chua, phô mai…
  • Cho bệnh nhân uống đủ nước lọc hàng ngày (tối thiểu 1,5 lit/ngày)
  • Chế biến đúng cách cho người bệnh với các món cháo, soup, thức ăn mềm hoặc các loại món hầm giúp người bệnh dễ ăn hơn. Có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.
  • Thường xuyên hỏi khẩu vị của người bệnh để chế biến giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.

Hi vọng các thông tin trên đây giúp người nhà bệnh nhân ung thư phổi có thêm kiến thức giúp nhận biết triệu chứng và cách chăm sóc người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối tốt nhất.

☛ Mắc bệnh ung thư phổi nên ăn gì, kiêng gì?

Theo Antican.vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến