Có thể bạn chưa biết: Ung thư phổi có thể di truyền trong gia đình

Một số loại ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư trực tràng có thể di truyền trong gia đình, tương tự vậy ung thư phổi cũng có khả năng di truyền đối với các thành viên trong gia đình. Dưới đây là tổng quan về sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền của bệnh ung thư phổi trên một người.

Bệnh ung thư phổi hoàn toàn có thể di truyền từ người thân trong gia đình

Theo nghiên cứu, những người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi thường có nhiều nguy cơ mắc ung thư phổi hơn. Phụ nữ và những người không hút thuốc lá, những người trẻ tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền hơn. Nhìn chung, ước tính có khoảng 1,7% những ca mắc ung thư phổi ở độ tuổi dưới 68 là do yếu tố di truyền.

Các thành viên trong gia đình có bố, mẹ, anh, chị, em ruột, con cái,… mắc ung thư phổi thường có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp đôi so với những người bình thường. Phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc ung thư phổi hơn nam giới, những người hút thuốc lá nặng thường có khả năng mắc bệnh cao hơn những người không hút thuốc lá. Các thành viên trong gia đình ở cấp độ 2 – họ hàng (cô, dì, chú, bác, cháu gái, cháu trai) mắc ung thư phổi làm tăng 30% nguy cơ mắc ung thư phổi ở thế hệ con cháu tiếp theo.

Những đối tượng dễ bị mắc ung thư phổi do di truyền hơn

Một số người thường có nguy cơ mắc ung thư phổi do sự di truyền nhiều hơn bình thường. Độ tuổi trung bình mắc ung thư phổi là 71. Những người mắc ung thư phổi ở độ tuổi dưới 70 thường là do di truyền. Thậm chí điều này vẫn đúng với cả những người hút thuốc ở độ tuổi 50.

Khả năng mắc ung thư ở cả nam giới và nữ giới đều là như nhau. Tuy nhiên, nữ giới trẻ tuổi thường dễ bị mắc ung thư phổi hơn nam giới.

Ở một số nơi trên thế giới, ung thư phổi do di truyền trong gia đình thường phổ biến hơn ở một số nơi như thành phố. Điển hình là thành phố Xuanwei ở tỉnh Yannan, Trung Quốc – nơi có tỉ lệ mắc ung thư phổi do di truyền ở mức rất cao.

Người có khối u đột biến EGFR T790M

Thông thường, những người mắc ung thư phổi phần lớn thường dương tính với EGFR – một dạng khối u đột biến thường phát triển một loại đột biến kháng T790M sau khi điều trị. Nếu khối u đột biến EGFR T790M xuất hiện trước khi điều trị thì có 50% khả năng đó là đột biến dòng tế bào mầm (một loại đột biến di truyền) chứ không phải là một loại đột biến hình thành trong quá trình hình thành ung thư (đột biến soma).

Tình trạng hút thuốc, ung thư phổi và di truyền

Những người hút thuốc lá mắc ung thư phổi thường không liên quan đến yếu tố di truyền so với những người không hút thuốc lá mắc ung thư phổi.

Những loại ung thư phổi và tính di truyền

Các nghiên cứu trên những loại ung thư phổi có những yếu tố di truyền cao nhất, nhưng những người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến ở phổi thường có tiền sử gia đình mắc các loại ung thư này cao hơn những người mắc ung thư phổi tế bào nhỏ.

Một phát hiện gần đây chỉ ra rằng những người không hút thuốc lá mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ thường mang loại đột biến EGFR di truyền từ gia đình hơn những người có chuyển đoạn ALK hoặc đột biến KRAS.

Gen BRCA2 (ung thư vú) và nguy cơ mắc ung thư phổi

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người có loại đột biến gen BRCA2 – một trong những loại đột biến ở những người mắc ung thư vú cũng có nhiều nguy cơ mắc ung thư phổi. Loại đột biến này được tìm thấy ở 2% người gốc Âu và bị rối loạn di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường (nếu bố hoặc mẹ của bạn có loại đột biến này, bạn sẽ có 50:50 khả năng di truyền loại đột biến này).

Những gen như BRCA được xem như là những gen gây ức chế khối u. Những gen này mã hóa các proteins sửa chữa DNA trong tế bào (tổn thương này có thể bị gây ra do các yếu tố bên ngoài như hút thuốc, do quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đây là một chuỗi các loại đột biến ở DNA trong các tế bào (đột biến gen kiểm soát sự phát triển của tế bào) dẫn đến ung thư.

Thêm vào đó, nó làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng. Đặc biệt là  những người hút thuốc lá có loại đột biến BRCA2 thường có nguy cơ mắc ung thư phổi tăng gấp gần 2 lần. (So với những người không hút thuốc nhưng có loại đột biến này). Một số người hút thuốc có loại đột biến này có nguy cơ mắc ung thư phổi tế bào vảy, một loại ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Nhìn chung, những người có tiền sử gia đình mắc ung thư mà không phải ung thư phổi không bị tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Tuy nhiên, những người mắc hơn 1 loại ung thư phổi nguyên phát có nhiều khả năng là do di truyền.

Nên làm gì nếu có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi

Chụp CT để chẩn đoán ung thư phổi là một cách. Mặc dù phương pháp này chỉ khuyến khích cho những người ở độ tuổi từ 55-74, đang hút thuốc lá hoặc bỏ thuốc từ 15 năm trước đó. Trước khi trở nên tuyệt vọng, chúng ta nên ghi nhớ rằng ung thư phổi có thể phòng chống được. Bỏ ngay thói quen hút thuốc (nếu có), xét nghiệm Radon, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thường xuyên và tránh làm việc trong môi trường hóa chất độc hại có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi bất kể có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi hay không.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến