Hướng dẫn chăm sóc người bệnh ung thư vòm họng

Hầu hết các bệnh nhân ung thư vòm họng đều có chung một tâm lý bi quan, tuyệt vọng, suy sụp nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt với những bệnh nhân UTVH giai đoạn cuối thì nỗi đau đó lại tăng lên gấp bội. Vì vậy khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng, bạn không những cần phải biết cách giảm nhẹ triệu chứng mà còn là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần để họ ổn định tâm lý và cải thiện sức khỏe để chống lại căn bệnh hiểm nghèo này.

Sự chăm sóc động viên của người thân là liều thuốc giúp bệnh nhân ung thư chống chọi với bệnh tật

Ung thư vòm họng thực sự là một hành trình dài cần rất nhiều sự nỗ lực từ cả bệnh nhân và gia đình. Bên cạnh việc chăm sóc về mặt tinh thần và thể chất cho bệnh nhân thì người thân của bệnh nhân ung thư cũng nên được quan tâm, vì với họ cái chết không đáng sợ mà việc sắp mất đi người thân còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, nếu bạn đang có người thân bị ung thư, trước hết bạn cần giữ vững tâm lý để là chỗ dựa tinh thần cho người thân của bạn vì lúc này họ cần bạn hơn ai hết.

Bài viết này sẽ là những lời khuyên tâm huyết của các y bác sĩ điều trị ung thư vòm họng cũng như những người đã từng chăm sóc cho bệnh nhân bị bệnh ung thư những ngày cuối đời, bạn có thể tham khảo để chăm sóc cho người thân của mình.

1. Chọn cách điều trị theo mong muốn của bệnh nhân

Trong quá trình điều trị ung thư vòm họng, nếu ở giai đoạn sớm, bệnh nhân phải thử nhiều phương pháp khác nhau, không phải phương pháp nào cũng đem lại hiệu quả, có thể bệnh nhân sẽ buông xuôi tất cả không muốn điều trị, nhưng nếu có thể bạn hãy nên động viên khuyến khích bệnh nhân một số phương pháp điều trị phù hợp như:

Thử nghiệm lâm sàng: Bạn có thể tìm hiểu các thử nghiệm lâm sàng phù hợp với điều kiện sức khỏe và tình trạng bệnh của người thân bạn. Đây là những thử nghiệm về điều trị bệnh đang được nghiên cứu. Vì là liệu pháp mới, thử nghiệm lâm sàng có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát căn bệnh của bạn khi các loại thuốc khác đã không có tác dụng.

Liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị: Phương pháp này dùng để thu nhỏ hoặc làm chậm sự phát triển của khối u. Sử dụng phương pháp này có thể có tác dụng ở những bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn đầu nhưng sẽ có nhiều tác dụng phụ đi kèm. Bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ và hỏi nguyện vọng của bệnh nhân khi chọn lựa liệu pháp này.

Liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ: Với những bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị hầu như không có tác dụng, cơ hội chữa khỏi gần như là không còn thì đây là liệu pháp giúp giảm đau cho bệnh nhân ở những ngày cuối đời.

Cho dù là chọn lựa phương pháp nào thì bạn cũng nên đáp ứng theo nguyện vọng và mục đích của bệnh nhân. Bạn nên coi trọng những mong muốn cá nhân của bệnh nhân khi đưa ra quyết định ở bất kỳ giai đoạn nào của ung thư vòm họng, kể cả khi ở giai đoạn muộn hay những ngày cuối đời nếu bệnh nhân muốn từ chối điều trị bạn cũng nên động viên và tôn trọng quyết định của họ.

2. Giảm bớt triệu chứng khó thở cho bệnh nhân

Bệnh ung thư vòm họng sẽ luôn cảm thấy khó thở

Khó thở là một trong những biểu hiện của tình trạng suy hô hấp, tắc nghẽn phế quản,… khi bệnh nhân ung thư vòm họng bước vào giai đoạn cuối. Theo các bác sĩ bệnh viện K, vì việc lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ mang lại những tác động tiêu cực đến sức đề kháng của bệnh nhân.

Để khắc phục tình trạng này tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bạn có thể thay đổi tư thế ngồi, sử dụng bình thở oxy, các thiết bị hỗ trợ thở hoặc trợ giúp từ các bệnh viện.

Bạn cũng có thể cùng họ thực hành những bài tập thở đơn giản, hạn chế di chuyển mạnh, hạn chế cho người bệnh ăn quá no. Ngoài ra, hãy làm thông thoáng không khí phòng bệnh bằng quạt. Đồng thời, tâm sự cùng người bệnh là cách giúp giảm bớt lo lắng hay áp lực tâm lý, từ đó tình trạng khó thở cũng sẽ ít diễn ra hơn.

3. Phản ứng kịp thời khi bệnh nhân bị đau

Những cơn đau dữ dỗi toàn thân là triệu chứng mà hầu hết các bệnh nhân K vòm họng giai đoạn cuối sẽ gặp phải. Tại thời điểm này, khối u sẽ chèn ép và gây tổn thương dây thần kinh các mô khỏe mạnh. Dẫn đến tình trạng hoại tử mô, máu kém lưu thông, xương và màng xương bị xâm nhập gây ra đau nhức.

Lúc này thuốc tê và thuốc giảm đau là cách tốt nhất để giúp bệnh nhân giảm đau, tuy nhiên khi sử dụng phải được chỉ định từ bác sĩ chăm sóc, bạn không nên tự ý mua thuốc và cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Cách tốt nhất là bạn cần lưu ý đến các cơn đau của bệnh nhân,  báo cho bác sĩ hoặc y tá tiêm thuốc kịp thời để xoa dịu phần nào những đau đớn mà họ phải chịu đựng.

4. Điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý cho mỗi bữa

Người bệnh ung thư vòm họng nên ăn các món ăn thanh nhẹ, mềm, lỏng như cháo, sup

Bệnh nhân ung thư đặc biệt là K vòm họng thường có biểu hiện khó nuốt, đau khi nuốt, ăn uống không ngon do tâm lý hoặc do khối u chèn ép lên vùng họng gây ra…Lúc này, họ sẽ không có cảm giác ngon miệng, thậm chí sẽ cảm thấy buồn nôn, đau đầu khi tiếp xúc với mùi thức ăn. Đối với trường hợp này, hãy kích thích vị giác và tập các bài tập hít thở và nuốt thức ăn.

Để kích thích vị giác của bệnh nhân bạn cần thay đổi thực đơn thường xuyên, sử dụng các thực phẩm có mùi vị thanh nhẹ, chú ý linh hoạt màu sắc, hình dạng thức ăn,… Cùng với đó, hãy chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, dùng một ít rượu khai vị  giúp người bệnh ngon miệng hơn.

Bệnh nhân cũng cần uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh. Đặc biệt, cần chiều theo ý thích và khẩu vị của bệnh nhân, không nên ăn kiêng.

Để hiểu rõ hơn chế độ ăn cho bệnh nhân UTVH bạn có thể đọc bài viết :  Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Bên cạnh đó bạn nên động viên bệnh nhân thường xuyên tập các bài hít thở và nuốt thức ăn. Sau khi điều trị ung thư vòm họng, bệnh nhân nên hoạt động thể lực nhẹ nhàng vừa sức để được thoải mái.

Thực hiện các bài tập há miệng và xoa bóp vùng cổ hàng ngày để phòng, giảm các ảnh hưởng của xạ trị. Không cho bệnh nhân tắm rửa quá kỹ ở vùng đầu cổ, tránh dội nước  trực tiếp vào vết mổ. Phải mất ít nhất là một tuần thì các vết mổ mới khô dần, sau cả tháng mới lành lại được. Vì vậy, nếu để vết mổ tiếp xúc với nước sẽ có nguy cơ nhiễm trùng rất cao

5. Động viên bệnh nhân đừng bỏ cuộc

Tâm lý bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng rất bi quan, có lúc muốn buông xuôi tất cả. Vì vậy, bên cạnh việc chăm sóc, điều trị thì sự động viên của người thân chính là liều thuốc tinh thần giúp bệnh nhân dũng cảm chống trọi với bệnh tật.

Thường thì tâm lý bệnh nhân rất lo sợ khi thực hiện các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ vì liệu pháp này đồng nghĩa với việc bệnh tình đã đi đến giai đoạn cuối không chữa được.Vì vậy, hãy luôn ở bên cạnh, động viên, trò truyện, cố gắng thực hiện những mong muốn của bệnh nhân.

Kéo dài cuộc sống là hết sức quan trọng đối với người bệnh ung thư, nhưng các phương pháp hóa trị liệu có thể gây đau đớn cho người bệnh vào những ngày cuối đời. Các bác sĩ và người thân nên hướng đến cuộc sống chất lượng nhất có thể cho bệnh nhân chứ không phải thời gian sống dài hay ngắn.

Bác sĩ chuyên điều trị cho bệnh nhân ung thư chia sẻ : Khi trò chuyện về những lựa chọn chăm sóc cuối đời cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thường hỏi về những nguyện vọng của bệnh nhân dựa trên niềm tin của họ về con cái, gia đình hoặc sự nghiệp. Trách nhiệm của người chăm sóc có thể khác nhau tùy thuộc vào nơi bệnh nhân được điều trị. Vì vậy, việc chăm sóc tại nhà thường sẽ giúp hỗ trợ bệnh nhân về mặt tinh thần nhiều hơn.

6. Giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái

Bạn có thể giúp bệnh nhân thoải mái nhất có thể trong những ngày cuối đời. Các bác sĩ và y tá có thể hướng dẫn người chăm sóc từng bước chi tiết dựa trên tình trạng sức khỏe và những nhu cầu cụ thể của bệnh nhân.

Dưới đây là một số cách giúp tạo nên sự thoải mái cho bệnh nhân ung thư vòm họng

  • Giúp bệnh nhân thay đổi vị trí thường xuyên.
  • Dùng một số loại gối, đệm phù hợp để làm cho giường và ghế ngồi êm và thoải mái hơn.
  • Giúp bệnh nhân ngồi ở tư thế đầu nâng cao, để người bệnh cảm thấy thoải mái và quay về phía giúp họ cảm thấy dễ thở hơn.
  • Thay ga trải giường ít nhất 2 lần mỗi tuần, thậm chí thường xuyên hơn nếu cần.
  • Dùng chăn để giữ ấm cho bệnh nhân, không nên dùng chăn điện vì có thể gây cháy.
  • Xoa tay, chân nhẹ nhàng để làm ấm tay chân, có thể ngâm nước nóng nếu cách này làm bệnh nhân thấy thoải mái.
  • Khi trò chuyện với bệnh nhân, giọng nói nên rõ ràng, bình tĩnh và cung cấp thông tin cho bệnh nhân về thời gian, nơi bệnh nhân đang ở và những ai đang ở xung quanh.
  • Giữ ẩm miệng cho bệnh nhân, tránh để bị khô miệng, môi. Có thể cho bệnh nhân uống chất lỏng bằng ống hút hoặc thìa nếu bệnh nhân có thể nuốt.
  • Massage cơ thể bệnh nhân nhẹ nhàng, cách làm này giúp cải thiện tuần hoàn máu và giúp bệnh nhân có cảm giác được an ủi.

Đôi khi, cách tốt nhất để an ủi và trấn an bệnh nhân là ở bên cạnh, trò chuyện hoặc nắm tay họ, tạo cho họ cảm giác yên tâm và bình an nhất có thể. Điều này không chỉ giúp giảm bớt sự cô đơn mà còn là cách thể hiện tình yêu thương đối với những bệnh nhân đang sống những ngày cuối đời.

7. Kiểm soát biến chứng của bệnh ung thư

Hãy quan sát cả màu sắc, nhiệt độ và độ đàn hồi trên da của bệnh nhân, nếu thấy nhiệt độ cơ thể giảm, da tím tái và ngày càng trầm trọng thì nên báo với bác sĩ ngay lập tức.

Hút chất dịch trong miệng, khoang mũi và họng của bệnh nhân để giữ cho đường thở bệnh nhân luôn thông thoáng. Bệnh nhân cũng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch răng nếu việc sử dụng bàn chải khiến người bệnh thấy khó chịu, đau đớn.

Nếu bệnh nhân không có khả năng nói chuyện, người nhà nên chú ý kiểm tra các triệu chứng tắc nghẽn đường thở như khó chịu hay mũi giương lên và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có.

Sau khi mổ xong nên vận chuyển bệnh nhân thật nhẹ nhàng để bệnh nhân bớt đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, nếu thay đổi tư thế quá đột ngột người bệnh cũng sẽ dễ bị chóng mặt, choáng váng, tụt huyết áp hoặc trụy mạch.

Ung thư không phải bản án tử hình! Nếu như may mắn phát hiện bệnh sớm, cơ may chữa khỏi vẫn còn rất cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, bởi đa số các trường hợp đều phát hiện muộn, và khi đã ở giai đoạn muộn thì chỉ có cách chăm sóc giảm nhẹ để giúp bệnh nhân có những tháng ngày cuối đời nhẹ nhàng, vui vẻ, yên tâm.

Theo Antican.vn

Có thể bạn quan tâm: ,

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến