Tìm hiểu phương pháp xạ trị ung thư

Ung thư được biết đến là nỗi ám ảnh đáng sợ đối với rất nhiều người hiện nay. Bệnh thường diễn biến âm thàm, khó phát hiện và khó chữa trị.

Tuy nhiên, y học hiện đại đã không chịu khuất phục trước thử thách này. Cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp xạ trị trong ung thư qua những chia sẻ sau nhé!

Xạ trị ung thư là gì?  

Các chuyên gia của Trung tâm ung thư Parkway, Singapore, cho biết xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả bệnh nhân đều biết khi nào cần xạ trị và tác dụng phụ của liệu pháp này.

Tìm hiểu chung về phương pháp xạ trị ung thư

Tìm hiểu chung về phương pháp xạ trị ung thư

Vậy xạ trị ung thư là gì?

Xạ trị còn được gọi là liệu pháp xạ.

Xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư. Phương pháp này sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton… để tiêu diệt hoặc phá hỏng các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, phương pháp điều này có thể khiến bệnh nhân gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau rát da, phỏng da,…

Xạ trị có thể được tiến hành độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị. Trên thực tế, có những loại thuốc làm tế bào ung thư trở nên nhạy với bức xạ hơn, nhờ đó giúp phương pháp xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn.

Ngày này, có nhiều cách khác nhau để điều trị bằng tia xạ: Xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát hoặc cho bệnh nhân uống, tiêm các thuốc chứa đồng vị phóng xạ.

Khi nào nên xạ trị ung thư ?

Đây là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân và quý bạn đọc quan tâm. Để biết được chính xác khi nào nên xạ trị ung thư, bệnh nhân ung thư và người thân nên tham khảo tư vấn cũng như chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Có một số những loại ung thư được chỉ định xạ trị như: ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư xương, ung thư cổ tử cung, ung thư thực quản,….

Trên thực tế, xạ trị được áp dụng nhằm đạt đến một trong hai mục đích: Cứu chữa hoặc giảm nhẹ.

Xạ trị cứu chữa được thực hiện với mục đích chữa khỏi. Có nghĩa là các bác sĩ hy vọng phương pháp điều trị này có thể loại bỏ hoàn toàn khối u, phá hủy nó trước khi lây lan, hoặc làm khối u co nhỏ lại rồi tiến hành phẫu thuật, mổ lấy ra.

Xạ trị giảm nhẹ được áp dụng để giảm triệu chứng trong trường hợp khối u phát triển hoặc di căn. Mục đích là làm giảm khả năng tàn phá của khối u và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Thông thường, các bác sĩ sử dụng liệu pháp này nhằm làm giảm kích thước các khối u đã lan ra sát cột sống, thực quản hoặc phổi.

Hiện nay có ba cách xạ trị chủ yếu: Xạ ngoài, trong và xạ hệ thống. Việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như kích thước và vị trí khối u, độ tuổi của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh.

Quy trình xạ trị ung thư diễn ra như thế nào?

Quy trình xạ trị diễn ra theo 6 bước, lần lượt theo trình tự.

  1. Thăm khám bước đầu

Bác sỹ xạ trị sẽ thăm khám cho bệnh nhân. Xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân, thăm khám và phân tích những kết quả xét nghiệm và phim chụp của bệnh nhân. Sau đó giải thích về quá trình trị xạ cơ bản để người bệnh hiểu rõ hơn.

  1. Chụp CT mô phỏng

Chụp CT mô phỏng là một trong các bước của xạ trị ung thư

Bệnh nhân sẽ được chụp CT để mô phỏng

Sau khi bác sỹ quyết định điều trị bằng phương pháp xạ trị cho bệnh nhân, bước tiếp theo là tiến hành chụp CT mô phỏng. Chụp CT-mô phỏng là quét phần cơ thể bệnh nhân sẽ được xạ trị ung thư.

Tư thế của bệnh nhân chụp CT mô phỏng trùng lặp với tư thế của bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng xạ trị.

Mục đích của chụp CT mô phỏng là cung cấp hình ảnh ba chiều của phần cơ thể của bệnh nhân được điều trị. Chuỗi ảnh CT mô phỏng này là rất cần thiết cho việc lập kế hoạch điều trị.

  1. Lập kế hoạch điều trị

Bác sỹ và kỹ sư y vật lý là những người lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Những hình ảnh CT-mô phỏng sẽ được sử dụng để lập kế hoạch điều trị.

Khi kế hoạch điều trị hoàn thành và đảm bảo chất lượng, bác sỹ điều trị sẽ gọi điện thông báo cho bệnh nhân và đặt hẹn cho buổi điều trị đầu tiên.

  1. Tiến hành buổi xạ trị đầu tiên

Buổi điều trị đầu tiên sẽ lâu hơn các buổi điểu trị sau. Nhóm bác sỹ, kỹ sư và kỹ thuật viên điều trị sẽ đặt bệnh nhân trùng với vị trí của bệnh nhân lúc chụp CT mô phỏng.

  1. Quá trình điều trị

Bác sỹ xạ trị sẽ quyết định số buổi điều trị cho bệnh nhân. Thông thường thì bệnh nhân sẽ được điều trị một lần trong ngày, từ thứ 2 đến thứ 6. Quá trình điều trị có thể kéo dài vài tuần.

  1. Theo dõi và đánh giá quá trình điều trị

Bệnh nhân sẽ gặp bác sỹ xạ trị trong suốt quá trình điều trị để theo dõi những tác dụng phụ có thể xảy ra khi xạ trị.

Quá trình xạ trị ung thư kéo dài trong bao lâu?

Thông thường, tùy vào tình trạng ung thư, giai đoạn của bệnh hoặc thể trạng cũng như tiền sử của bệnh nhân. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thời gian xạ trị ung thư cụ thể.

Thông thường, mỗi đợt điều trị sẽ chia ra thành nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài từ 5 – 7 ngày, liên tục như vậy trong khoảng vài tuần.

Các tác dụng phụ của phương pháp xạ trị ung thư là gì?

Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ tùy thuộc vào kích thước và vị trí khối u. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào  vào tiền sử bệnh, cấu tạo gene cũng như thói quen sinh hoạt của bệnh nhân.

Tác dụng phụ cấp tính:

  • Mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn (khi hóa xạ trị đồng thời).
  • Viêm da vùng xạ trị ung thư.
  • Viêm phổi do tia xạ (xạ trị vùng ngực).
  • Giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu (khi hóa xạ đồng thời).
  • Rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, họng, viêm thực quản gây đau, nuốt vướng, nuốt khó ( xạ trị vùng đầu – cổ – ngực).
  • Đau bụng, đi lỏng, viêm bàng quang (xạ trị vùng bụng-chậu).

Tác dụng phụ muộn (sau khi kết thúc xạ trị ung thư vài tháng đến vài năm)

  • Teo da, hoại tử da vùng xạ trị
  • Khô miệng, khít hàm (xạ trị vùng đầu cổ)
  • Xơ phổi (xạ trị vùng ngực)
  • Viêm, dính ruột (xạ trị vùng bụng-chậu)
  • Ức chế tủy xương, ung thư thứ phát…( hiếm gặp)

Các biện pháp chăm sóc sau xạ trị ung thư giúp giảm nhẹ tác dụng phụ

Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ sau xạ trị ung thư

Nên áp dụng các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ sau trị xạ ung thư

Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư là bước vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị.

Chú ý phần da sau khi bị chiếu xạ cần được chăm sóc sạch sẽ, hạn chế tối đa những kích thích về hóa học và vật lý. Tránh cọ sát nếu không sẽ xảy ra tình trạng loét sau khi xạ trị.

Đối với những xạ trị cục bộ cụ thể như xạ trị thực quản thì sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn những loại thức ăn mềm.

Xạ trị trực tràng thì cần tìm cách tránh đại tiện khô, tránh bị táo bón….

Bệnh nhân cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo.

Trên đây là những tổng hợp cơ bản nhất về tìm hiểu phương pháp xạ trị ung thư.

Mong rằng, sau khi tham khảo những tổng hợp này, quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều tri thức về phương pháp điều trị ung thư này.

Nếu có nhu cầu thực hiện phương pháp này, hãy ưu tiên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kĩ hơn.

 

 

 

Có thể bạn quan tâm: , ,

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến