Xét nghiệm ung thư cổ tử cung được tiến hành như thế nào?

Ung thư cổ tử cung là 1 trong 2 bệnh ung thư nguy hiểm nhất, gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ tại Việt Nam cùng với ung thư vú. Để phát hiện bệnh kịp thời, bạn cần tới bệnh viện làm các xét nghiệm ung thư cổ tử cung.

 Ung thư cổ tử cung là gì?

– Cổ tử cung là khe hẹp nối âm đạo và tử cung và có thể nhìn thấy được trong quá trình khám âm đạo. Cổ tử cung được tạo thành từ hàng triệu tế bào nhỏ.

– Cổ tử cung  khỏe mạnh thường có màu hồng với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng. Ống cổ tử cung được tạo thành bởi một dạng tế bào khác gọi là tế bào trụ.

– Khu vực giao nhau của hai dạng tế bào này được gọi là khu chuyển đổi. Đây là nơi các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư dễ phát triển nhất. Nhiễm trùng cổ tử cung với vi rút u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung phổ biến nhất. Nếu không được điều trị, chúng dần dần có thể trở thành ung thư.

– Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung (80 – 90%) là ung thư biểu mô tế bào vảy.

– Ung thư tế bào tuyến là dạng ung thư phổ biến thứ hai của ung thư cổ tử cung, được ghi nhận khoảng 10 – 20% số ca. Dạng ung thư này phát triển từ các tuyến tiết chất nhờn trong ống cổ tử cung.

– Ung thư cổ tử cung có xu hướng xảy ra ở độ tuổi trung niên, thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 – 44, hơn 15% chẩn đoán được thực hiện ở phụ nữ trên 65 tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Bạn nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung để phát hiện bệnh kịp thời cũng như được xác định phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

 Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Thông thường ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư cổ tử cung thì hầu như không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, việc cần thiết là tầm soát, sàng lọc bệnh định kỳ bằng các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung.

Những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đã mắc ung thư cổ tử cung:

– Chảy máu âm đạo.

– Thường xuyên cảm thấy đau lưng, mệt mỏi.

– Đi tiểu liên tục, khi tiểu tiện thấy đau hoặc khó khăn, tiểu dắt và nước tiểu đục.

– Táo bón mãn tính, luôn cảm thấy muốn đi đại tiện mặc dù ruột trống rỗng, không có gì bên trong.

– Luôn cảm thấy đau trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo.

– Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo.

– Đau tức vùng xương chậu, bụng dưới.

– Chu kì kinh nguyệt dài, không đều và ra rất nhiều kinh.

– Giảm cân không rõ nguyên nhân.

– 1 chân bị sưng.

 Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Những yếu tố gây bệnh ung thư cổ tử cung:

– Nhiễm các vi rút Papilloma ở người (HPV): lây truyền do quan hệ tình dục bằng đường miệng (oral sex), âm đạo hoặc hậu môn. Đặc biệt với những phụ nữ quan hệ với nhiều người, quan hệ tình dục sớm, quan hệ thô bạo, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn.

– Virus HPV: là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99.7%), lây truyền qua đường tình dục. Có 14 loại vi rút HPV có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này (chủng virus HPV 16,18…)

– Ức chế miễn dịch: thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung.

– Những người trên 35 tuổi nguy cơ mắc bệnh tăng dần.

– Sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

– Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1 – 2 con.

– Một số nguyên nhân khác: béo phì, thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài ….

Các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Với nền y học hiện đại ngày nay cùng các trang thiết bị hiện đại, việc tầm soát và xét nghiệm ung thư cổ tử cung định kì hàng năm sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh.

  1. Phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung – Pap:

– Phương pháp xét nghiệm Pap smear (hay xét nghiệm Pap – phết tế bào cổ tử cung) là một xét nghiệm ung thư cổ tử cung rất đơn giản. Được thực hiện để tìm kiếm sự thay đổi các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Pap giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị theo dõi tiếp theo cho người bệnh.

– Xét nghiệm Pap được thực hiện khi khám phụ khoa bằng các dụng cụ chuyên dụng: Bác sĩ lấy các mẫu tế bào trong tử cung, bác sĩ sẽ phết chúng lên lam kính, nhuộm màu và soi dưới kính hiển vi. Nếu xuất hiện các tế bào rỗng thì bệnh nhân đã bị nhiễm virus HPV.

– Cần lưu ý:

  •         Không thụt rửa âm đạo trước khi xét nghiệm.
  •         Không sử dụng kem bôi, thuốc âm đạo… hay có những tác động nào vào vùng âm đạo gây ảnh hưởng tới kết quả.
  •         Những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, đã tiêm ngừa HPV vẫn cần thiết phải làm xét nghiệm Pap.
  •         Thời gian tốt nhất để đi xét nghiệm Pap là 2 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt.
  •         Định kỳ xét nghiệm Pap khoảng 2 – 3 năm/ lần, với người nhiễm vi rút HPV thì nên tầm soát 1 năm/ lần.

xét nghiệm ung thư cổ tử cung

  1. Xét nghiệm virus HPV  – xét nghiệm ung thư cổ tử cung:

– HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục, có khoảng 100 loại. Trong đó, HPV 16 và HPV 18 là hai loại nguy hiểm nhất.

– Xét nghiệm vi rút HPV tương tự kỹ thuật lấy tế bào âm đạo cổ tử cung.

– Xét nghiệm HPV được khuyến cáo nên kết hợp song song với xét nghiệm Pap để mang tới kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung chính xác nhất.

  1. Sàng lọc VIA xét nghiệm ung thư cổ tử cung:

– Quan sát trực tiếp cổ tử cung sau khi test Acid acetic – 1 loại acid có nồng độ thấp, không gây hại.

– Quá trình thực hiện chỉ mất khoảng vài phút: bác sĩ đưa mỏ vịt vào âm đạo để quan sát cổ tử cung rồi nhỏ dung dịch Acid acetic, quan sát những thay đổi sau đó.

– Đối tượng phù hợp nhất với phương pháp sàng lọc VIA là từ 30 – 50 tuổi, không áp dụng cho phụ nữ mãn kinh, nên xét nghiệm 2 năm/ lần.

– Sử dụng phương pháp sàng lọc VIA được áp dụng tại cơ sở y tế cơ sở khi không có đủ điều kiện xét nghiệm HPV, Pap smear.

  1. Phương pháp Sinh thiết xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Lấy ra một lượng mô lớn hơn so với những gì thu được trong phết tế bào Pap có thể giúp xác định kích thước và tính chất của các tế bào cổ tử cung hoặc loạn sản – nếu có bất thường được xác định trên phết tế bào Pap.

  1. Chụp X – quang, chụp CT scan, siêu âm, MRI:

Nếu bạn bị ung thư cổ tử cung có dấu hiệu xâm lấn ra ngoài xung quanh, bạn có thể cần phải làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để phát hiện kịp thời.

 Ngoài ra, một số phương pháp khác như soi cổ tử cung, soi tươi dịch âm đạo… cũng được bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện trong quá trình thăm khám.

Có thể bạn quan tâm: , ,

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến