X

Thực hư việc ăn nhiều thịt đỏ có thể gây ung thư?

Có thể những lời cảnh báo không ăn quá nhiều thịt đỏ đã quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Thịt đỏ bao gồm các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt dê. Loại thịt này có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe về lâu dài như các vấn đề về tim mạch nếu ăn quá nhiều.

Nhưng liệu thịt đỏ có gây ung thư hay không? Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu để tìm ra câu trả lời, nhưng có vẻ như thực sự có một mối liên hệ giữa việc ăn thịt đỏ và nguy cơ mắc ung thư.

Sự khác biệt giữa thịt đỏ đã qua chế biến và thịt đỏ chưa qua chế biến là gì?

Trước khi nghiên cứu mối liên hệ giữa việc ăn thịt đỏ và nguy cơ mắc ung thư, chúng ta cần quan tâm tới việc có nhiều loại thịt đỏ khác nhau.

Thịt đỏ chưa qua chế biến

Thịt đỏ chưa qua chế biến là loại thịt chưa hề được xử lý hay tẩm ướp từ trước đó. Thịt đỏ chưa qua chế biến dinh dưỡng hơn và có chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất hơn. Vì thịt đỏ bị mất một số chất dinh dưỡng trong khi chế biến.

Thịt đỏ đã qua chế biến

Thịt đỏ đã qua chế biến thường làm biến đổi vị, kết cấu và thời hạn dùng, và thường được chế biến bằng cách muối, hun khói, phơi khô.

Ví dụ như:

  • Thịt giăm bông
  • Thịt nguội
  • Xúc xích
  • Thịt bò khô
  • Thịt đóng hộp

Thịt đỏ đã qua chế biến thường có hàm lượng dinh dưỡng thấp và lượng muối và chất béo cao hơn thịt đỏ chưa qua chế biến.

Các chuyên gia đã phân loại thịt đỏ như là một trong những loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư nếu tiêu thụ với một lượng nhiều.

Trong những năm qua, có nhiều nghiên cứu những lợi ích của thịt đỏ chưa qua chế biến và thịt đỏ đã qua chế biến và cho ra nhiều kết quả khác nhau, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy việc ăn nhiều thịt đỏ nói chung có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.

Những phát hiện của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) về mối liên quan giữa thịt đỏ và ung thư

Vào năm 2015, 22 chuyên gia đến từ 10 nước đã tham gia một buổi hội thảo để đánh giá những nghiên cứu trước đó về mối liên hệ giữa thịt đỏ và nguy cơ mắc ung thư.

Hơn 800 nghiên cứu từ 20 năm trước đã được xem xét và phân tích kỹ lưỡng. Một số nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu thịt đỏ đã qua chế biến và thịt đỏ chưa qua chế biến. Còn những nghiên cứu khác tập trung vào cả 2 vấn đề.

Để giảm nguy cơ mắc ung thư nên giảm ăn thịt đỏ đã qua chế biến.

IARC phân loại thịt đỏ vào nhóm 1 những loại thực phẩm gây ung thư. Nói cách khác có đủ bằng chứng để kết luận rằng thịt đỏ đã qua chế biến có thể gây ung thư ở người. Những số khác cũng thuộc nhóm này là thuốc lá, tia UV, đồ uống có cồn.

Một lần nữa sự phân loại này dựa trên những bằng chứng khoa học kết luận ung thư có liên quan đến việc ăn nhiều thịt đỏ.

Báo cáo từ IARC kết luận rằng ăn 50g thịt đỏ đã qua chế biến mỗi ngày có thể làm tăng 18% nguy cơ mắc ung thư. Theo Hiệp Hội Ung Thư Mỹ, điều này có thể làm tăng nguy cơ mức ung thư đại trực tràng lên 5-6%.

50g Thịt đỏ đã qua chế biến tương đương với 1 cái bánh mỳ kẹp xúc xích hay một vài miếng thịt hun khói hoặc thịt muối.

Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn loại thịt này vào những dịp đặc biệt hơn là biến chúng thành món ăn hằng ngày.

Cẩn trọng với lượng thịt đỏ tiêu thụ

Thịt đỏ chưa qua chế biến là một phần trong một chế độ ăn cân bằng đối với nhiều người, vì nó thường cung cấp protein, các loại vitamin như B6 và B12, các loại khoáng chất như sắt, kẽm, selen.

Báo cáo từ IARC cho biết rằng ăn thịt đỏ thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định.

Không cần loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ ra khỏi chế độ ăn, nhưng cần chú ý đến cách chế biến và lượng tiêu thụ.

Nếu lượng thịt đỏ đã qua chế biến chiếm phần lớn khẩu phần ăn của bạn, hãy tìm một loại đồ ăn khác thay thế cho thịt đỏ.

Dưới đây là gợi ý về cách giảm lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn:

  • Giảm một nửa lượng thịt đỏ thông thường trong nước sốt mỳ trộn và thay bằng cà rốt, cần tây, nấm, đậu phụ nghiền.
  • Dùng thịt gà để làm burger thay vì thịt bò. Có thể dùng đậu đen hoặc đậu tempeh để làm burger chay.
  • Dùng các loại đậu để nấu súp hay món hầm để lấy protein thay vì dùng thịt đỏ.
  • Thay thế thịt đỏ trong sanwich bằng một miếng thịt gà nướng
  • Dùng thịt gà hoặc rau củ để làm pizza thay vì thịt đỏ
  • Thay xúc xích và thịt ba chỉ bằng trứng và sữa
  • Ăn các món rau củ tươi thay vì bánh mỳ kẹp xúc xích nướng.

Lưu ý khi chế biến thịt đỏ

Các chuyên gia đến từ IARC lưu ý trong báo cáo rằng quá trình chế biến thịt đỏ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư.

Nướng, hun khói hoặc nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao cũng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư.

Thay vì chế biến những cách trên, bạn có thể sử dụng phương pháp: hấp, luộc, ninh nhừ… Các chuyên gia từ IARC cho biết không cần phải bỏ thịt đỏ hoàn toàn, nhưng tốt nhất là giảm thịt đỏ xuống còn 3 khẩu phần ăn trong vòng 1 tuần.

Kết luận:

Các chuyên gia tin rằng ăn thịt đỏ thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Có đủ bằng chứng để kết luận rằng ăn nhiều thịt đỏ đã qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Không cần loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ ra khỏi khẩu phần ăn nhưng chỉ nên ăn loại thịt đỏ chưa qua chế biến, và giảm khẩu phần thịt đỏ xuống còn 3 lần cho mỗi tuần.

Theo Antican.vn

quantri: