X

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi

Tổng quan về ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là loại ung thư phát triển ở các mô miệng và họng. Nó có thể xuất hiện ở lưỡi, a-mi-đan, lợi và những phần khác trong miệng.

Trong năm 2018, hơn 51,000 người Mỹ được chẩn đoán mắc ung thư lưỡi. Đàn ông có nhiều nguy cơ mắc loại ung thư này hơn, mặc dù có nhiều cách để giảm thiểu khả năng mắc bệnh.

Trong 30 năm, tỉ lệ chết do ung thư lưỡi đã giảm. Các phương pháp điều trị và chẩn đoán ung thư khác có thể giúp cải thiện cơ hội sống sót của bạn. Bạn có đang có nguy cơ mắc ung thư lưỡi không? Hãy đọc tiếp để hiểu thêm về nguy cơ mắc ung thư lưỡi, cũng như dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân.

Các dấu hiệu của ung thư lưỡi là gì?

Như nhiều loại ung thư khác, các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư lưỡi biến đổi từ người này sang người khác. Một vài dấu hiệu phổ biến bao gồm nhiệt miệng, hoặc đau không có dấu hiệu giảm.

Ung thư lưỡi cũng xuất hiện những mảng đỏ hoặc trắng trên lợi, a-mi-đan hoặc màng lưỡi. Dưới đây là một số biểu hiện của ung thư lưỡi:

  • Sưng cổ
  • Hạch ở má
  • Khó nuốt hoặc nhai đau
  • Cảm giác bị mắc gì đó trong cổ họng
  • Khó khăn khi chuyển động hàm và lưỡi
  • Sụt cân
  • Hơi thở khó chịu kéo dài

Điều gì khiến tôi có nguy cơ mắc ung thư lưỡi?

Các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chắn nguyên nhân gây ung thư lưỡi. Nhưng các nhà khoa học đã tin rằng ung thư bắt đầu sau những tổn thương hoặc đột biến trong mã gen, thứ kiểm soát sự sinh ra và chết đi của tế bào.

Những yếu tố sau được biết như là những tác nhân làm phát triển ung thư lưỡi:

  • Hút thuốc: Hút thuốc lá, xì gà, thuốc lá không khói hay nhai thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ung thư lưỡi phổ biến nhất.
  • Tiêu thụ một lượng lớn đồ uống có cồn có khả năng cao hơn mắc ung thư lưỡi. Đối với những người vừa hút thuốc vừa uống đồ uống có cồn, nguy cơ này còn cao hơn nhiều.
  • Virus papilloma (HPV) ở người: Ung thư có thể liên quan tới virus HPV thường được tìm thấy ở vòm họng phía sau, đáy lưỡi và trong a-mi-đan. Mặc dù nhìn chung ung thư lưỡi đang giảm dần, nhưng các trường hợp mắc ung thư lưỡi do virus HPV lại đang tăng lên.
  • Phơi nhiễm ánh mặt trời: Môi bị phơi nhiễm ánh mặt trời quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi. Bạn có thể giảm nguy cơ này bằng cách sử dụng một loại kem bôi hoặc son dưỡng môi có chứa SPF.
  • Những nguy cơ khác bao gồm: trên tuổi 45, phơi nhiễm tia bức xạ, mắc một loại ung thư ở vùng đầu và cổ khác.

Giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư lưỡi bằng cách nào?

Các loại ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư có thể phòng tránh được. Việc duy nhất bạn có thể làm để ngăn chặn ung thư là không bao giờ hút thuốc, bỏ thuốc nếu bạn đang hút.

Bạn cũng có thể giảm nguy cơ mắc ung thư lưỡi bằng cách:

  • Giảm phơi nhiễm với ánh nắng mặt trời và bôi kem dưỡng môi có chứa SPF
  • Ăn một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ trái cây, rau củ
  • Uống điều độ hoặc không uống đồ uống có cồn
  • Gỡ bỏ răng giả vào ban đêm và lau chùi chúng mỗi ngày
  • Luyện tập những thói quen tốt cho lưỡi

Trong khi không thể phòng chống hoàn toàn ung thư lưỡi, thực hiện các bước như trên có thể giúp làm giảm nguy cơ bị chẩn đoán mắc ung thư lưỡi. Đến gặp một bác sĩ nha khoa đều đặn giúp đảm bảo các dấu hiệu ung thư lưỡi được phát hiện sớm nhất có thể.

 

 

quantri: