Bệnh ung thư phổi có lây không?

Chào bác sĩ,

Ông nội cháu bị mắc bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn cuối. Gần đây ông rất yếu và ho rất nhiều không ăn uống được gì.  Người nhà cháu luôn túc trực chăm sóc ông nhưng cứ mỗi lần ông ho thì ông không cho ai vào vì sợ lây nhiễm cho con cháu. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh ung thư phổi có lây không? Nếu có lây thì nó lây qua những con đường nào? Làm thế nào để phòng tránh ung thư phổi. cháu xin cảm ơn bác sĩ!

(Nguyễn Minh Anh, Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn Minh Anh,

Lời đầu thư, antican.vn cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến chúng tôi. Với câu hỏi "Bệnh ung thư phổi có lây không? Nếu có lây thì chúng lây qua đường nào? của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Cơ chế sinh bệnh của ung thư phổi?

Để biết được ung thư phổi có lây không hay không chúng ta nên biết cơ chế sinh bệnh của ung thư phổi là gì.

Trong các mô phổi xảy ra tình trạng tăng sinh tế bào "bất thường" (hay còn gọi là tế bào đột biến gen, tế bào ung thư) không thể kiểm soát được. Các tế bào đột biến này lây lan và sâm lấn sang các tế bào lành tạo nên khối u ác tính trong phổi. Các khối u ác tính tăng dần kích thước theo thời gian và từ đó gây ra bệnh ung thư phổi.

Ung thư phổi gồm 2 loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) - loại ung thư phát triển rất nhanh, nguy hiểm và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) - độ nguy hiểm ít hơn so với SCLC.

Bệnh ung thư phổi có thể điều trị khỏi khi phát hiện từ rất sớm. Lúc này bác sĩ điều trị chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ "mầm mống" bệnh mới hình thành để loại trừ bệnh.

Tuy nhiên, các dấu hiệu ung thư phổi rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu (hầu như không có biểu hiện gì hoặc biểu hiện giống các căn bệnh thông thường) nên tỉ lệ người phát hiện bệnh sớm và thoát khỏi nguy hiểm rất ít.

Chủ yếu người bệnh chỉ thăm khám và tìm ra bệnh ở giai đoạn nặng hoặc đã biến chứng di căn nên việc điều trị rất khó khăn.

Khối u ác tính trong lá phổi

Bệnh ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi có lây không và chúng lây qua những con đường nào là sự thắc mắc, lo lắng của rất nhiều bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân.

Các thí nghiệm và nghiên cứu khoa học tại trường đại học The University of Kansas (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng: Ung thư phổi là bệnh gây ra bởi các tế bào bị đột biến trong cơ thể, không phải do vi khuẩn hay các loại virus trực tiếp gây ra như các bệnh truyền nhiễm thông thường. Bởi vậy có thể khẳng định, bệnh ung thư phổi không có tính lây truyền, nên không thể lây nhiễm qua con đường nào kể cả đường máu.

Việc ông bạn chủ động không muốn gần gũi con cháu khi ho vì sợ lây nhiễm là không cần thiết, bạn nên trò chuyện với ông, giúp ông hiểu là bệnh ung thư phổi không lây nhiễm, hãy để con cháu chăm sóc cho ông thật tốt những ngày cuối đời bạn nhé.

Tuy nhiên, bệnh ung thư phổi không thể lây nhiễm nhưng lại có khả năng di truyền. Theo hiệp hội ung thư cho biết một số bệnh ung thư phổi nhất định có ảnh hưởng bởi tiền sử gia đình. Ví dụ, có khoảng 35% bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy phổi có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, 58,3% phụ nữ mắc ung thư biểu mô tế bào phế nang có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư.

Rất nhiều trường hợp gia đình có đời ông bà bị ung thư phổi, đời con không bị, nhưng thế hệ cháu lại bị vì có sẵn gen đột biến, cộng thêm nhiều các tác nhân vật lý khác khiến các tế bào này trở nên nguy hại và trở thành nguyên nhân gây ung thư phổi..

Ngoài ra, nguyên nhân ung thư phổi có thể còn do hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường độc hại. Thường trong gia đình sống và làm việc ở cùng một nơi, cùng tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài thì cũng có khả năng mắc bệnh ung thư phổi cao hơn.

Làm thế nào để phòng tránh ung thư phổi?


Ngừng hút thuốc là bước đầu tiên nếu như bạn không muốn bị ung thư phổi

Gia đình bạn có ông là người thân bị ung thư phổi là người thân trực diện nên nguy cơ di truyền bệnh cũng khá cao, vì vậy để phòng tránh ung thư phổi cần lưu ý những điều sau:

- Đầu tiên là tầm soát ung thư phổi định kỳ. Vì ung thư phổi có tỷ lệ tử vong rất cao nhưng giai đoạn đầu không thể phát hiện bằng các triệu chứng chỉ có cách thăm khám sức khỏe và tầm soát định kỳ mới có thể phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu.

- Thứ hai là không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá. Ung thư là một bệnh di truyền, nhưng nó thường có xác suất nhất định ở một độ tuổi nhất định, và các yếu tố bên ngoài có thể gây ra nó và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.Nếu có tiền sử ung thư phổi trong gia đình, chất gây ung thư trong thuốc lá sẽ tăng khả năng gây ung thư phổi. Vì vậy có những người vẫn hút ít thuốc lá hơn người kia nhưng vẫn bị ung thư phổi, nguyên nhân là do người đó đang mang sẵn gen ung thư, có sự tác động bởi thuốc lá nên dẫn đến ung thư phổi dễ hơn người kia.

- Một cách khác để phòng tránh ung thư là kiểm soát việc uống rượu. Rượu là một trong những chất gây ung thư hàng đầu. Gia đình bạn có tiền sử bị ung thư thì tốt nhất là ngừng uống rượu hoặc uống ít nhất nếu bạn không thể ngừng.

- Bước cuối cùng là tránh xa các hóa chất gây ung thư và môi trường. Đặc biệt là khí Radon, amiăng, Asen, crom và niken có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc.

Với câu hỏi Với câu hỏi "Bệnh ung thư phổi có lây không? Nếu có lây thì chúng lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh ung thư phổi như thế nào" của bạn Minh Anh, chúng tôi xin được trả lời như trên. Mong đưa được thông tin hữu ích tới bạn.

Chúc bạn cùng gia đình luôn mạnh khỏe và bình an!

Theo Antican.vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến