Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vòm họng

Khi mắc bệnh ung thư do tâm lý và dùng nhiều loại thuốc cũng như hóa xạ trị nên người bệnh thường chán ăn, mệt mỏi. Đặc biệt đối với bệnh ung thư vòm họng thường kèm theo triệu chứng khó nuốt,  đau khi nuốt nên cũng làm giảm cảm giác thèm ăn rất nhiều. Chính vì vậy khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng cần lên một thực đơn dinh dưỡng phù hợp và khẩu phần ăn khoa học giúp bệnh nhân ăn ngon miệng và giảm cảm giác đau đớn khi nuốt thức ăn.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Nhiều người khi mắc bệnh ung thư đã nghe các thông tin truyền miệng cũng như những nguồn tin không chính thống rằng nhịn ăn có thể giết chết khối u. GS.TS Nguyễn Bá Đức (nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam) khẳng định rằng: Nhịn ăn hoặc không ăn chất đạm để giết khối u là một quan điểm phản khoa học và rất nguy hiểm đối với người bệnh ung thư. Việc nhịn đói hay không nhịn đói thì tế bào ung thư vẫn phát triển. Thậm chí, khi nhịn đói, ăn thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng giảm sút, tế bào ung thư còn phát triển nhanh hơn.

Trên thực tế thì tế bào ung thư có phát triển được hay không là do sức đề kháng của cơ thể chúng ta. Những ai có sức đề kháng và miễn dịch tốt sẽ có khả năng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, ngược lại những bệnh nhân không có sức đề kháng, suy kiệt về tinh thần, thể lực thì bệnh ung thư càng phát triển nhanh hơn. Do đó hãy cung cấp cho người bệnh ung thư một thực đơn ăn uống lành mạnh vì nếu đói bệnh nhân ung thư sẽ chết vì kiệt sức trước khi chết vì bệnh ung thư.

Vì vậy, người nhà bệnh nhân khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng cần nhớ nguyên tắc dinh dướng sau:

  • Không nhịn ăn, giảm ăn, mà chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa
  • Cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng khác cho bệnh nhân
  • Đa dạng các món ăn để người bệnh cảm thấy ngon miệng
  • Ăn các thức ăn dạng mềm, lỏng vì bệnh nhân K vòm họng rất đau và khó nuốt
  • Hãy động viên, kích lệ tinh thần, tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
  • Có thể sử dụng thêm các loại sữa cho bệnh nhân ung thư
  • Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng
  • Bệnh nhân ung thư không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo
  • Nam giới bị ung thư vòm họng có thể uống 1 ly rượu nhỏ hoặc 1/2 cốc bia trước mỗi bữa ăn 30 phút để kích thích ngon miệng
  • Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến có thể làm giảm cảm giác thèm ăn
  • Đánh răng đầy đủ giữ vệ sinh răng, miệng. Không sử dụng dung dịch làm sạch miệng. Không đánh/cạo lưỡi vì là mất vị giác
  • Ăn bất cứ khi nào người bệnh thèm ăn nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng
  • Nếu người bệnh khó nuốt không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp…)
  • Khi bệnh nhân không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.

Thực đơn cho người ung thư vòm họng cần bổ sung những gì?

Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn nhiều trái cây

Một số loại thực phẩm bệnh nhân ung thư vòm họng nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là:

Ung thư vòm họng nên ăn gì?

  • Ăn các loại rau xanh lá (bao gồm lá lúa mì non, lá lúa mạch non), các loại rau củ tươi, nhất là rau mầm nên là loại thức ăn cơ bản quan trọng nhất cho bệnh nhân ung thư vòm họng.
  • Nước ép rau và củ đặc biệt là cần tây và củ rền giúp cho cơ thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn. Nước rau củ ép phải được uống ngay khi vừa ép xong.
  • Ăn rau cũng quan trọng không kém, vì nó cung cấp chất xơ cho bệnh nhân. Phải ăn và uống nước rau xanh (ép sống) với cả 3 bữa ăn trong ngày
  • Danh sách các loại rau bệnh nhân ung thư cần ăn như sau: súp lơ (xanh và trắng), măng tây, bắp cải, cà rốt, cần tây, dưa chuột, cà (không ăn cà muối), bí (rau và quả), các loại đậu (rau), ớt (xanh, đỏ, vàng), cải xoăn, rau diếp, mướp tây, mùi tây, hành, củ cải, cải xoong, các loại rong và tảo biển, cây lúa mì và cây lúa mạch non, mầm đậu và ngũ cốc.
  • Nếu được nên ăn nhiều hành và tỏi (sống).
  • Các loại hạt: ăn nguyên hạt (sống) hạnh nhân, hạt bí, hạt dưa, hạt lanh (flaxseed).
  • Các loại bột chế từ cây lúa mì, lúa mạch non hoặc từ mầm hạt là thức ăn rất quan trọng với bệnh nhân ung thư.
  • Ăn các loại đậu để cung cấp đạm và chống giảm cân, nhưng không nên ăn nhiều quá.
  • Tảo Chlorella và Spirulina chứa nhiều chất tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy tác dụng của các chất chống ung thư.
  • Sử dụng các loại trà hoặc lá dược thảo như (gừng tươi, bạc hà, sả, lá chanh…)
  • Cháo súp dễ ăn, nhiều dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân ung thư vòm họng khi gặp tình trạng khó nuốt
  • Các loại cá, thịt như thịt gia cầm, thăn bò, trứng và bơ đậu phộng cũng được cho phép sử dụng, giúp cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Ung thư vòm họng không nên ăn gì?

  • Các loại đồ ăn nuôi dưỡng và làm cho các tế bào ung thư (hoặc tạo môi trường) cho nó phát triển mạnh. Ví dụ: đường và bột tinh chế, nước soda… Vì vậy, tuyệt đối không ăn đường và các sản phẩm chứa đường. Không ăn các loại mật, kể cả mật ong (honey).
  • Các loại đồ ăn là nguyên nhân gây nên ung thư: mỡ hoặc bơ độc hại (bơ thực vật), khoai tây chiên, các thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn. Không ăn các loại dầu đã được xử lý bằng nhiệt độ cao.
  • Các loại đồ ăn cản trở các phương pháp chữa bệnh (chlorine, fluoride, các hóa chất độc hại, các chất có cồn, café…): kiểm tra kỹ để không ăn phải những thức ăn có chứa các hóa chất trên.
  • Không nên sử dụng nước máy, mà dùng nước suối hoặc nước tinh khiết. Nếu buộc phải sử dụng nước máy thì nên đun sôi trong 10 phút cho chlorine bay bớt, đồng thời nên dùng đầu lọc tại vòi để lọc bớt fluoride.
  • Tuyệt đối không ăn lạc và hạt điều (vì chứa nhiều nấm).
  • Không ăn ngũ cốc đã xát hết cám (gạo trắng, bột mì tinh chế…).
  • Tuyệt đối không ăn khoai tây chiên.
  • Không ăn bánh mì trắng hoặc bất cứ loại bánh nào làm từ bột tinh chế.
  • Hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn các loại muối tinh chế. Chỉ ăn muối biển tự nhiên, chưa tinh chế (sea salt).

Cách chế biến đồ ăn cho bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư vòm họng nên dùng nước ép trái cây sống

Đối với người còn có thể ăn uống bình thường

Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn rau củ tốt nhất là rửa thật sạch và ăn sống. Tuy nhiên bệnh nhân thường khó nuốt không thể ăn sống thì chỉ nên hấp sơ hoặc ép lấy nước uống sống. Nấu chín sẽ làm mất toàn bộ các enzymes, vitamins và muối khoáng tốt trong rau.

Các loại củ sau khi gọt vỏ. Xu hào, cà rốt, dưa chuột, củ cải đỏ, củ cải thường, ớt Đà lạt, rau mầm…đều nên ăn sống hoặc uống nước ép sống càng tốt nhưng cần đảm bảo được nguồn rau sạch, đảm bảo vệ sinh vì có thể có giun sán

Nếu bạn may mắn có vườn thì có thể tự trồng các loại rau xanh để ăn sống cho đảm bảo. Có thể ăn hầu hết các loại trái cây, rau , củ, uống các loại nước củ, rau ép ( nhưng tuyệt đối không cho đường). Không uống nước trái cây ép, mà chỉ ăn nguyên quả.

Với những người đã quá yếu

Có thể say cháo và các loại trái cây để ăn, đồng thời uống các loại nước rau củ quả ép trừ nước ép cà chua, nước chanh và nước cam, nếu miệng đau nhức.(xin nhắc lại – tuyệt đối không cho đường).

Nước

Không sử dụng nước máy để làm đồ ăn (vì nước máy có chlorine và fluoride). Có thể sử dụng nước tinh khiết, nước suối (không có gas). Nếu buộc phải sử dụng nước máy thì phải đun sôi trong 10 phút để chlorine bay hết, đồng thời nên dùng đầu lọc tại vòi để lọc bớt fluoride.

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị ung thư vòm họng

Các chuyên gia ung thư khuyên bệnh nhân nên ngồi thẳng đứng hoặc điều chỉnh đầu trong khi ăn uống.

  • Ngoài ra, nên chia bữa ăn trong ngày thành 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa ăn lớn. Việc ăn những bữa ăn nhỏ hơn có thể giúp bệnh nhân dễ ăn, hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn.
  •  Nếu bệnh nhân đang trong quá trình xạ trị trong điều trị ung thư vòm họng thường bị mất giảm cảm giác thèm ăn, khó nuốt, do đó có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Bởi vậy, bạn hãy say nhỏ món ăn thành dạng súp, sốt lỏng để ăn nuốt cho dễ và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Người bệnh ung thư vòm họng cần lưu ý thực phẩm nào cứng, cay hoặc khó nhai và nuốt nên loại bỏ khỏi thực đơn.
  • Hầu hết các loại đồ uống người bệnh đều có thể sử dụng, tuy nhiên người bệnh nên tránh xa đồ uống nóng, rượu và nước ép trái cây có chứa hàm lượng a-xít cao, chẳng hạn như nước ép cà chua, nước chanh và nước cam, nếu miệng đau nhức.

Trên đây chỉ là những thông tin tham khảo về thực đơn cho người ung thư vòm họng. Thực tế, ăn uống cho bệnh nhân ung thư vòm họng như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để tìm cho mình chế độ ăn phù hợp nhất với thể trạng, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.

Theo Antican.vn

Có thể bạn quan tâm:

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến