Nguyên nhân, cách phòng và điều trị ung thư vòm họng tái phát

Ung thư vòm họng là bệnh ung thư phát triển ở vùng cổ họng và thanh quản. Đây là dạng ung thư hiếm gặp của ung thư vùng đầu cổ, nhưng một khi đã xuất hiện chúng rất dễ “cướp đi” sinh mạng của người bệnh.

Bệnh ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng (NPC) hay còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng là căn bệnh ung thư xảy ra ở vòm họng (phần trên của họng và phía sau mũi). Thường các tế bào ung thư bắt đầu trong những tế bào vảy nằm ở bề mặt vòm họng. Sau đó chúng phát triển sâu trong vòm họng gây ra bệnh ung thư vòm họng.

Bệnh ung thư vòm họng

Trong các loại bệnh ung thư ở vùng đầu và vùng cổ, ung thư vòm họng có tỉ lệ xảy ra thấp nhất và thường gặp ở nam giới. Khu vực Đông Á và Châu Phi là 2 khu vực có số người mắc bệnh nhiều nhất.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng

Sự phát triển đột biến gen của các tế bào trong vòm họng khiến cho các tế bào này phát triển mất kiểm soát. Chúng hoạt động không ngừng và xâm lấn, lây lan sang các vùng xung quanh khiến các tế bào khỏe mạnh bị chết đi. Từ đó tạo thành các khối u trong vòm họng.

Hiện tại, chưa có công bố chính xác nào về các nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng một số yếu tố tác động khiến các tế bào ung thư hình thành và phát triển như:

  • Do virus Epstein-Barr (EBV) tác động gây bệnh.
  • Yếu tố di truyền
  • Do yếu tố môi trường: môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm hay thói quen hay ăn cá, thịt ướp muối, các thực phẩm mốc… khiến gia tăng lượng Nitrosamine – một chất gây ung thư trong cơ thể.

Triệu chứng ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn là: giai đoạn đầu, giai đoạn trung gian, giai đoạn phát triển nhanh và giai đoạn cuối.

Một số dấu hiệu, triệu chứng điển hình của ung thư vòm họng như:

Chảy máu mũi có thể báo hiệu bạn đang mắc ung thư vòm họng

  • Có máu trong nước bọt.
  • Xuất huyết do vòm họng mềm
  • Chảy máu mũi, nghẹt mũi.
  • Bị đau họng, khó thở hoặc khó nói.
  • Bị mất thính giác, bị viêm tai giữa
  • Nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ
  • Có khối u xuất hiện trong mũi hoặc cổ.

Ở giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh chỉ ở dạng nhẹ nên bệnh dễ điều trị dứt điểm, thời gian điều trị nhanh và tỉ lệ tái phát rất thấp. Tuy nhiên đây cũng chính là thời điểm các dấu hiệu bệnh không xuất hiện thường xuyên nên khiến bệnh nhân thường nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh tai mũi họng bình thường, có tâm lí chủ quan.

Ở các giai đoạn tiếp theo, bệnh phát triển nhanh hơn, các dấu hiệu bệnh xuất hiện với tần suất thường xuyên và nặng khiến việc phát hiện bệnh dễ dàng hơn. Nhưng đây cũng chính là giai đoạn bệnh phát triển mạnh nên việc kiểm soát và điều trị bệnh khó khăn, bệnh nhanh tái phát và di căn sau điều trị.

Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư di căn có thể gây ra một số biến chứng như: khó nói, khó thở, khó nuốt, cứng và đau cổ, tổn thương cổ và mặt, đau xương, rối loạn chức năng cơ, thậm chí là tử vong.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng

Việc thăm khám thông thường không thể xác định chính xác bệnh. Vì vậy muốn xác định chính xác người bệnh có bị mắc ung thư vòm họng hay không, bác sĩ chuyên khoa thường dùng các xét nghiệm dưới đây:

  • Thăm khám: Bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là kiểm tra vùng vòm họng, cổ họng, thanh quản, các vùng hạch bạch huyết bị sưng…

Tầm soát ung thư vòm họng bằng chụp MRI

  • Tiến hành xét nghiệm: chụp cộng hưởng từ (chụp MRI), chụp cắt lớp vi tính (chụp CT), chụp ghi hình cắt lớp positron (PET) và tiến hành lấy mẫu tế bào hoặc các mô nghi ngờ bị ung thư để sinh thiết (thường là lấy mô khi nội soi tai mũi họng).
  • Sinh thiết: là một dạng xét nghiệm y khoa các mẫu tế bào hoặc mô nhằm đánh giá sự hiện diện của tế bào gây bệnh hoặc mức độ bệnh. Đối với phát hiện ung thư vòm họng, các mô hoặc mẫu tế bào được lấy ra khi nội soi tai mũi họng sẽ được đem kiểm tra dưới kính hiển vi, phân tích về mặt hóa học. Từ đó giúp xác định có chứa tế bào ung thư hay không?

Phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng.

Dựa vào từng tình trạng người bệnh khác nhau, từng mức độ bệnh ở giai đoạn nặng hay nhẹ, sức khỏe hiện tại của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Một số phương pháp điều trị ung thư vòm họng thường được áp dụng như:

Phẫu thuật

Tùy vào tình trạng bệnh nhân, một số phẫu thuật được chỉ định như:

  • Phẫu thuật ở giai đoạn đầu: Với các khối u ở bề mặt vòm họng, bác sĩ luồn ống nội soi rỗng vào vòm họng sau đó chiếu tia laser qua ống nội soi vào tế bào ung, làm bay khối ung thư.
  • Phẫu thuật loại bỏ thanh quản: Tùy vào kích thước khối u to hoặc nhỏ, bác sĩ tiến hành phẫu thật cắt một phần hoặc toàn bộ thanh quản nhằm tránh khối u di căn rộng hơn. Phần khí quản được nối với một lỗ khí trong cổ họng giúp người bệnh thở bình thường.
  • Cắt bỏ một phần cổ họng: Nếu phát hiện vùng ung thư với kích thước nhỏ ở cổ họng, có thể tiến hành mổ loại bỏ phần cổ họng bị bệnh. Sau đó cổ họng được tái tạo lại cho phép người bệnh có thể ăn uống như bình thường.
  • Cắt bỏ hạch bạch huyết ung thư ở cổ: là phương pháp phẫu thuật cắt loại bỏ một số hạch bạch huyết ở cổ khi ung thư vòm họng lan sâu xuống cổ họng.

Tuy nhiên hướng điều trị ung thư vòm họng hiện nay, ngoại trừ cắt bỏ hạch bạch huyết ung thư ở cổ thì các phương pháp phẫu thuật còn lại ít được lựa chọn. Nguyên nhân do có thể xảy ra nhiễm trùng và các biến chứng khó kiểm soát sau hậu phẫu. Xạ trị và hóa trị điều trị tận gốc tế bào gây bệnh là những phương pháp được ưu tiên áp dụng hơn.

Xạ trị

Xạ trị điều trị ung thư vòm họng

  • Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X hoặc chùm proton với năng lượng cao nhằm bức xạ và tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được thực hiện bởi bức xạ chùm ngoài (cỗ máy lớn từ bên ngoài cơ thể) hoặc từ các hạt phóng xạ nhỏ được đặt bên trong cơ thể người bệnh.
  • Xạ trị ung thư vòm họng được áp dụng ở bệnh nhân giai đoạn đầu và giai đoạn 2, kích thước khối u còn nhỏ và chưa lan sang các vùng tế bào khác (di căn).

Hóa trị

  • Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân. Bác sĩ dùng thuốc tiêm trực tiếp và tĩnh mạch hoặc thông qua đường uống đi vào cơ thể. Hóa trị có thể được sử dụng ngay sau xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể, đồng thời kiểm soát sự phát triển của khối u cũng như giảm bớt triệu chứng của bệnh.
  • Hóa trị thường được dùng điều trị khi ung thư vòm họng bắt đầu từ giai đoạn 3, kích thước khối u bắt đầu mở rộng và di căn.

Lối sống tốt giúp phòng và ngăn ngừa ung thư vòm họng tái phát

Bạn có thể kiểm soát ung thư vòm họng cũng như hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa ung thư vòm họng tái phát nếu thực hiện các lối sống, thói quen tốt như:

  • Không ăn cá và thịt ướp muối, các loại thực phẩm bị mốc
  • Ăn nhiều hoa quả và các loại rau củ tươi.
  • Không hút thuốc, không uống rượu bia.
  • Đánh răng nhiều lần mỗi ngày.
  • Súc miệng bằng nước muối sau các bừa ăn
  • Giữ miệng ẩm bằng nước hoặc các loại kẹo không đường.
  • Không hút thuốc, không uống rượu bia.
  • Tránh ăn thức ăn và đồ uống có tính axit hoặc tính cay nồng để không gây kích ứng miệng.

Mặc dù nước ta không nằm trong khu vực có tỉ lệ mắc ung thư vòm họng phổ biến, nhưng không có nghĩa bạn được “miễn” nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kì và tầm soát ung thư để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe.

 

Có thể bạn quan tâm: ,

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến